Bệnh vàng lá ở thủy canh là dấu hiện thường gặp

cây thủy canh bị vàng lá

Khi quan sát thấy giàn rau thủy canh của bạn bỗng dưng bị vàng lá, lá có màu xanh sáng hoặc màu trắng trong khi gân lá vẫn xanh. Hãy xem lại các yếu tố như độ pH, độ chiếu sáng, nồng độ dinh dưỡng thủy canh,… Trong đó, cây thủy canh bị vàng lá gần như luôn là kết quả của sự thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân ủa hiện tượng là do đâu và có biện pháp gì khắc phục? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến cây thủy canh bị vàng lá

1. Do thiếu hụt dưỡng chất:

Khi cây trồng phát triển đến một giai đoạn nhất định thì bỗng chậm lớn, còi cọc và có biểu hiện  vàng lá. Gần như nguyên nhân chính là do thiếu hụt dinh dưỡng, cây thiếu các chất như sắt, nito, kẽm, magie,… sẽ gây hiện tượng vàng lá.

Rau thủy canh vàng lá có biểu hiện rõ rệt phiến lá chuyển màu vàng, gân và mạch dẫn cũng có màu vàng, toàn bộ lá nhìn có màu xanh sáng, nếu bị nặng hơn thì phần thịt lá cũng có đốm vàng đậm và lá bị hoại tử.

+ Cây thiếu chất sất làm lá chuyển sang màu vàng nhưng gân lá vẫn còn xanh, cây rất nhanh chết do thiếu sắt.

+ Thiếu hụt Nito khiến  lá sáng màu bất thường, nếu không được bổ sung sẽ bị chuyển vàng đậm và rụng lá.

+ Thiếu Magie: Lá dưới thấp chuyển vàng, héo và rụng đi. Lá bên trên vẫn có màu xanh nhưng thường xen lẫn đốm vàng hoặc nâu giữa các gân lá. Sau cùng, cây bị vàng lá toàn bộ và sẽ bị chết.

+ Thiếu kẽm: Cây bị vàng lá, lá trông mỏng và khô, các đường gân màu vàng nổi rõ và muốn bật ra khỏi lá.

cây trồng thủy canh bị vàng lá
Cây bị vàng lá do thiếu Kẽm

Xem thêm: Những nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh

2. Cường độ chiếu sáng:

Mỗi loại cây trồng sẽ ưa một cường độ ánh sáng nhất định, nếu chiếu sáng quá yếu và không đủ số giờ sáng cây sẽ chậm lớm, còi cọc, năng suất thấp.

Ngược lại, nếu bị chiếu sáng quá nhiều giờ trong ngày, cường độ nắng quá mạnh thì cây  bị vàng lá, không thể phát triển được, còi cọc, chậm lớn.

3. Độ pH:

Mỗi loại cây đều thích hợp với một độ pH của dung dịch thủy canh nhất định, khi dung dịch không đáp ứng được yêu cầu cần dùng thì cây trồng thủy canh bị vàng lá.

Thông thường, cây thủy canh bị vàng lá là do pH quá cao khiến cây không hấp thu được nguyên tố vi lượng dẫn đến hiện tượng kém phát triển, vàng lá, còi cọc, năng suất kém,…

Làm sao khi cây thủy canh bị vàng lá?

rau thủy canh vàng lá
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cây thủy canh không bị vàng lá, phát triển xanh tốt khỏe mạnh
  1. Điều tra nguyên nhân khiến cây bị vàng lá.
  2. Nếu là do dinh dưỡng thì cần bổ sung đủ các nguyên tố thiết yếu như nito, magie, kẽm, sắt, canxi.,… để cây được phục hồi và phát triển khỏe mạnh.
  3. Cần điều chỉnh cường độ chiếu sáng tầm 6 – 7h/ngày là phù hợp hoặc ít nhất cũng được 4h/ngày để cây quang hợp tốt.
  4. Độ pH của dung dịch thủy canh do nhiều yếu tố quyết định như oxy, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa,… Vì vậy, cần thường xuyên đo độ pH, điều chỉnh độ pH ở mức phù hơp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng để cây thủy canh không còn bị vàng lá.

Nếu trong quá trình tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục quý vị gặp khó khăn gì, hãy liên hệ với Gwall để được tư vấn, giải đáp thắc mắc nhé!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *