Ưu – nhược điểm mô hình trồng rau thủy canh thường gặp (phần 1)

mô hình trồng rau thủy canh

Mô hình trồng rau thủy canh ngày càng được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quy mô vườn rau gia đình mà còn tiến đến những trang trại trồng rau thủy canh hiện đại. Hiện nay, có 4 mô hình thủy canh được dùng rộng rãi nhất là: Thủy canh hồi lưu, thủy canh tĩnh, khí canh và tưới nhỏ giọt trên nền giá thể.

Hãy cùng Gwall đi tìm hiểu ưu – nhược điểm của 4 mô hình trồng rau thủy canh này nhé!

Ưu –nhược điểm của mô hình thủy canh hồi lưu

Mô hình thủy canh hồi lưu nhờ sự hoạt động của các thiết bị cảm biến và điều khiển thông minh sẽ tự động bơm dung dịch thủy canh để cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách tuần hoàn.

Ưu điểm

+ Dinh dưỡng được luân chuyển một cách tuần hoàn trong hệ thống giúp cây hấp thụ tốt hơn và phát triển mạnh mẽ hơn.

+ Tự động hóa hoàn toàn, vô cùng tiết kiệm thời gian chăm sóc.

+ Đảm bảo năng suất cực kỳ cao, rau quả tươi ngon và 100% an toàn.

Nhược điểm

+ TỐN KÉM nhất trong tất cả mô hình trồng rau thủy canh hiện hành: Khí canh, thủy canh tĩnh, thủy canh tưới nhỏ giọt.

+ KHÔNG thích hợp với những loại cây ăn quả lâu năm, cây lấy củ.

mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu
Mô hình thủy canh hồi lưu đòi hỏi chi phí rất cao

Ưu – nhược điểm của mô hình thủy canh tĩnh

Trong mô hình thủy canh tĩnh, chỉ cần dùng chậu nhựa hoặc thùng xốp chuyên dụng để đựng dung dịch thủy canh là có thể tạo thành một vườn rau màu mỡ mà không cần đất cũng không hề chiếm dụng nhiều diện tích hay thời gian chăm cây.

Ưu điểm

+ Tiết kiệm tối đa chi phí trồng rau sạch thủy canh so với tất cả các phương pháp trồng rau thủy canh còn lại.

+ Cách chăm sóc vườn rau vô cùng đơn giản, ít tốn công.

+ Cho ra những loại rau năng suất cao và chất lượng tốt hơn nhiều lần so với rau trồng trên đất.

+ Hạn chế được nhiều vấn đề sâu bệnh, thực phẩm bẩn, tàn dư hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng,…

mô hình trồng rau thủy canh tĩnh
Mô hình thủy canh tĩnh thích hợp với những gia đình ít có điều kiện kinh tế

Nhược điểm

Trong mô hình trồng rau thủy canh đứng yên, dung dịch dinh dưỡng thủy canh không có sự dịch chuyển, do đó, ít tạo ra khí oxy khiến rễ cây dễ bị nghẹt thở, úng, thối, cây dễ bị chết hoặc tồn tại còi cọc, kém sức sống.

2 mô hình trồng rau thủy canh còn lại là tưới nhỏ giọt trên nền giá thể và khí canh có những ưu điểm và hạn chế như thế nào, hãy cùng tiếp tục đến với phần 2 của bài viết này nhé!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *