Hệ thống canh tác nước sâu (thủy canh nước sâu) hay còn gọi là thủy canh bọt, thủy canh bè có nhiều ưu điểm về năng suất và khả năng phòng chống bệnh cho cây trồng. Tuy nhiên, hệ thống này cũng ẩn chứa nhiều nhược điểm khá dễ gặp như tảo, mất cân bằng dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng chìm hoặc bị tạo bọt quá mức. Cụ thể biểu hiện của các nhược điểm của hệ thống thủy canh nước sâu là gì? Nguyên nhân nào có hiện tượng đó? Hãy cùng Gwall tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
Nhược điểm 1: Có tảo
Trong hệ thống thủy canh nước sâu cây trồng sẽ được trồng trên bề mặt của một bể chứa rất giàu chất dinh dưỡng, nếu điều kiện thuận lợi nhất, không có sâu bệnh và các yếu tố cản trở, thủy canh bọt là mô hình dễ ứng dụng nhất.
Tảo luôn là vấn đề nan giải của tất cả các hệ thống thủy canh hiện nay. Đối với hệ thống thủy canh nước sâu tảo sẽ mọc bên trong bể chứa, đặc biệt nếu bể chứa của bạn có ánh sáng chiếu vào thì tảo sẽ bùng nổ rất nhanh.
Sự xuất hiện của “khách không mời” – TẢO – gây nên nhiều phiền toái cho mô hình thủy canh bọt.
+ Hút hết dinh dưỡng của cây khiến cây bị còi cọc, chậm lớn.
+ Bám lên đá không khí tạo quá nhiều bọt khí khiến cho không khí không thoát ra ngoài được và dung dịch thủy canh bị thiếu oxy, rễ cây dễ bị úng, thối.
+ Làm cho hệ thống bị ô nhiễm.
Nhược điểm 2 : Tạo bọt quá mức
Trong hệ thống thủy canh nước sâu cần có máy bơm để tạo bọt khí nhưng nếu bọt nhiều quá mức quy định sẽ làm đứt gãy nát vụn các rễ cây yếu ớt và cây sẽ bị chết.
Nhược điểm 3 : Mất cân bằng dinh dưỡng
Trong canh tác nước sâu mọi dinh dưỡng đều đã được cung cấp sẵn cho cây trồng, chúng hút trực tiếp và lớn nhanh, năng suất cao hơn 25% so với canh tác thông thường.
Xem thêm: Dinh dưỡng thủy canh có an toàn không và đâu mới là sự thật?
Tuy nhiên, hệ thống thủy canh nước sâu nếu bị thiếu dưỡng chất cây sẽ không phát triển, còi cọc và gặp nhiều vấn đề. Do đó, ban cần chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho hệ thống nhé!
Nhược điểm 4 : Các chất dinh dưỡng chìm
Khi pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh, một số dưỡng chất không được hòa tan mà còn đọng lại bên dưới đáy bể chứa của hệ thống thủy canh nước sâu. Chúng sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng hoặc gây hại cho cây trồng.
Giải pháp cần thực hiện: Tăng cường bọt khí, thay máy bơm để tuần hoàn dung dịch trong bể chứa và không làm hỏng bộ rễ của cây.
Trong quá trình suy xét việc áp dụng hình thức thủy canh nào, bạn cần nắm rõ từng chi tiết để đưa ra quyết định chính xác. Đừng quên Gwall cũng sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất. Liên hệ ngay Gwall hoặc gọi số điện thoại : gặp anh Việt – 0919261798