Nồng độ EC, pH, TDS là những chỉ số vô cùng quan trọng của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh, chúng sẽ quyết định cây trồng có sống được hay bị chết, chất lượng cao hay thấp. Do đó, trước khi bắt tay vào thực hiện mô hình trồng rau thủy canh, bạn cần nắm vững các kiến thức về chỉ số pH, EC, TDS của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh. Và bài viết này, GWALL sẽ chia sẻ đầy đủ kiến thức cơ bản nhất liên quan đến các chỉ số nêu trên. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của chỉ số EC, pH, TDS của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh
Trồng rau thủy canh là mô hình nông nghiệp hoàn toàn mới, không dùng đất để nuôi cây mà dùng dung dịch thủy canh. Do đó, trong môi trường thủy canh tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây đều ở dạng muối khoáng vô cơ hòa tan trong nước.
Việc kiểm soát, xử lý các giá trị pH, độ dẫn điện EC và tổng lượng chất rắn hòa tan TDS trong dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của việc trồng thủy canh.
Ví dụ đơn giản nhất: Nếu độ pH lớn hơn 6,5 cây sẽ chậm phát triển; độ dẫn điện EC quá cao khiến cây có nguy cơ bị ngộ độc dinh dưỡng và úng, chết. Do đó, luôn phải giữ những chỉ số này ở mức ổn định nhất theo đặc điểm sinh trưởng của từng loại cây và từng độ tuổi của chúng.
Cách kiểm soát chỉ số pH, EC, TDS trong dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh
pH của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh
Độ pH trong dung dịch thủy canh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
– pH tốt nhất cho hầu hết các loại cây thủy canh nằm trong mức 5.8 – 6.5 có nghĩa là môi trường axit nhẹ.
– Nếu pH quá cao sẽ thải ra nhiều muối axit, khiến cho chất độc trong dung dịch thủy canh tăng lên, các hợp chất tạo kết tủa Ca3(PO4)2, ống dung dịch sẽ bị ngẹt, các kết tủa bám quanh rễ cây, ngăn cản sự hấp thu nước và dinh dưỡng.
– Ngược lại, nếu pH xuống quá thấp sẽ sản sinh ra nhiều ion Bazo, làm giới hạn việc hấp thu các muối gốc Axit, cây kém phát triển do thiếu chất.
Cách kiểm soát độ pH của dung dịch dinh dưỡng thủy canh:
+ pH quá cao: Nên điều chỉnh độ pH thiên về tính axit nhẹ từ 5.8 – 6.5 của dung dịch dinh dưỡng thủy canh chúng ta nên cho thêm những axit như axit sulfuric, axit photphoric và axit nitric để tăng tính axit của dung dịch.
+ pH quá thấp: Và nên dùng dung dịch kali hydroxit để kiềm hóa dung dịch thủy canh khi tính độ pH lên quá cao.
Ngoài ra, các nhóm Amoni/ nitrat là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến độ pH của dung dịch dinh dưỡng, do đó, cũng cần nằm trong tầm kiểm soát.
Kiểm soát chỉ số EC của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh
Sức sống và năng suất của cây phụ thuộc vào chỉ số dẫn điện EC đo bằng đơn vị Millisiemens trên centimet (mS / cm).
Theo các chuyên gia về phương pháp nông nghiệp thủy canh, chỉ số EC tốt nhất cho cây trồng cần được giữ ổn định ở mức: 1,5 – 2,5 ms/cm. Tuy nhiên, tùy theo từng nhóm cây ăn lá hay cây ăn quả mà EC sẽ ở những mức cụ thể hơn:
+ Đối với cây ăn lá: EC thích hợp trong khoảng 1,6 – 1,8 ms/cm.
+ Đối với cây ăn quả: EC thích hợp trong khoảng 2 – 2,2 ms/cm.
Nguyên tắc kiểm soát chỉ số dẫn điện EC:
LUÔN LUÔN GIỮ Ở MỨC ỔN ĐỊNH nhằm cân bằng các dinh dưỡng, các ion trong dung dịch. Nếu EC quá cao, cây sẽ hấp thu nước nhanh hơn hấp thu muối khoáng, do đó nồng độ dung dịch sẽ cao gây ngộ độc cho cây. Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu muối khoáng nhanh hơn so với nước khiến cây thiếu dinh dưỡng, vì vậy cần được bổ sung kịp thời.
Tổng chất rắn hòa tan TDS của dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh
Tổng chất rắn hòa tan TDS sẽ quyết định nồng độ ion trong dung dịch, do đó, qua bút đo TDS-3 chúng ta có thể thêm hoặc bớt các dưỡng chất để đảm bảo tổng chất rắn hòa tan TDS và độ dẫn điện EC ở mức ổn định nhất, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
Theo tài liệu của Viện paster TP.HCM, tổng chất rắn hòa tan TDS cho cây ăn lá là 545ppm và cây ăn trái là 1.500 – 2.000ppm.
Như vậy, kiểm soát nồng độ dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh là rất cần thiết và cần quản lý tốt 3 chỉ số: pH, EC, TDS. Thông qua đó bạn sẽ đảm bảo dung dịch thủy canh luôn đúng với giai đoạn phát triển của cây trồng, không quá loãng sẽ thiếu dưỡng chất cũng không quá đặc sẽ gây ngộ độc và hao dinh dưỡng. Mọi giá trị đều cần thiết điều chỉnh chính xác mới tốt nhất trong trồng rau thủy canh.
Thủy canh GWALL hân hạnh mang đến cho bạn dụng cụ đo nồng độ dinh dưỡng – bút đo TDS-3 hi vọng giúp bạn kiểm soát pH, nồng độ EC, TDS một cách tốt nhất, kết quả trồng thủy canh đúng như mong đợi.